Uncategorized

Những ngôi sao có tầm bật nhảy ‘khủng’ nhất lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam, Thanh Thúy cao 1m93 vẫn thua các huyền thoại

Trong bóng chuyền, sức bật của VĐV đóng vai trò cực quan trọng đối với hiệu quả tấn công cũng như phòng ngự của họ. Lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam ghi nhận nhiều VĐV có sức bật cực tốt. Chúng ta cùng xem họ là ai?

Phạm Kim Huệ (Cao 1m82; tầm bật tấn công: 3m15, tầm bật chắn: 3m10)Kim Huệ là một trong những huyền thoại của bóng chuyền nữ Việt Nam, là phụ công xuất sắc bậc nhất trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam.Cô nổi tiếng với cú đánh một chân sau đầu (nhảy cò đập bóng), từng tham dự giải VĐQG 17 mùa liên tiếp, từng là đội trưởng ở cả CLB Bộ Tư Lệnh Thông Tin lẫn tuyển Việt Nam khi mới 19 tuổi, giành vô số danh hiệu cá nhân và tập thể.

Những ngôi sao có tầm bật nhảy 'khủng' nhất lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam, Thanh Thúy cao 1m93 vẫn thua đàn chị huyền thoại - Ảnh 2.

Những ngôi sao có tầm bật nhảy 'khủng' nhất lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam, Thanh Thúy cao 1m93 vẫn thua đàn chị huyền thoại - Ảnh 3.

Phạm Kim Huệ có sức bật vào loại khủng nhất lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam

Kim Huệ chính thức ngừng thi đấu hoàn toàn sau mùa giải 2018 và cô hiện là HLV CLB Ngân Hàng Công Thương. Dù không cao lắm (chỉ 1m82) nhưng Kim Huệ có sức bật đáng nể.Đà bật tấn công của cô lên tới 3m15 trong khi tầm nhảy chắn của cô là 3m10. Những chỉ số ước mơ với hầu hết các VĐV bóng chuyền nữ Việt Nam vào thời điểm hiện tại.

Sức bật lí tưởng biến Kim Huệ thành phụ công toàn diện bậc nhất của bóng chuyền nữ Việt Nam, có khả năng tấn công ghi điểm cực lợi hại và chắn bóng siêu hạng.Nguyễn Thị Ngọc Hoa (Cao 1m83; tầm bật tấn công: 3m15, tầm bật chắn: 3m10)

Cũng như Kim Huệ, Ngọc Hoa là tượng đài của bóng chuyền nữ Việt Nam. Cô cũng chơi phụ công và thành công vang dội trong vai trò này.

Ngọc Hoa cao 1m83 và cũng có sức bật lí tưởng. Đà bật nhảy tấn công của cô cũng lên tới 3m15 và tầm chắn của cô cũng lên tới 3m10 như Kim Huệ.

Ngọc Hoa là một trong những tay đập xuất sắc nhất trong lịch sử bóng chuyền Việt Nam. Cô có tầm bật nhảy và đập bóng lên tới 3,15m

Ngọc Hoa là một trong những tay đập xuất sắc nhất trong lịch sử bóng chuyền Việt Nam. Cô có tầm bật nhảy đập bóng lên tới 3,15m

Ngọc Hoa trong một khoảnh khắc ăn mừng chiến thắng

Ngọc Hoa trong một khoảnh khắc ăn mừng chiến thắng

Sự nghiệp của Ngọc Hoa được đánh dấu bằng vô số danh hiệu và giải thưởng ở cả cấp độ CLB lẫn ĐTQG, cả trong nước lẫn quốc tế.

Ngọc Hoa từng giành chức VĐQG Việt Nam với CLB VTV Bình Điền Long An, VĐQG Thái Lan với CLB Bangkok Glass, là VĐV bóng chuyền duy nhất của Việt Nam trong lịch sử cho tới thời điểm này từng VĐQG ở hai quốc gia khác nhau.

Ngọc Hoa cũng từng cùng CLB Bangkok Glass của Thái Lan giành chức vô địch các CLB Châu Á hồi tháng 9/2015, là VĐV bóng chuyền nữ Việt Nam duy nhất cho tới lúc này từng vô địch Châu Á ở cấp CLB.

Ngọc Hoa thi đấu cho tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam từ 2003, từng là thủ quân của ĐTQG, từng giành 7 HCB bóng chuyền nữ SEA Games và cùng Kim Huệ tạo thành cặp phụ công số 1 Đông Nam Á một thời.

Ở thời đỉnh cao, Ngọc Hoa nhận được nhiều lời mời thi đấu cho các CLB nước ngoài, không chỉ ở Thái Lan mà cả ở Mỹ, Nhật Bản nhưng cô đều từ chối vì tình yêu dành cho bóng chuyền Long An và sự gắn bó với CLB VTV Bình Điền Long An mà trước khi nghỉ sinh con ở tuổi 35, cô nhiều thời điểm vẫn ra sân thi đấu để giúp đội bóng vượt qua khó khăn nhân sự.

Ngoài VTV Bình Điền Long An, Ngọc Hoa chỉ chơi cho 2 CLB của Thái Lan do chính CLB VTV Bình Điền Long An kí hợp đồng đối tác, tạo điều kiện cho cô ra nước ngoài thi đấu nhằm tăng thu nhập và học hỏi kinh nghiệm là Ayutthaya (giúp đội này giành vị trí thứ 3 giải VĐQG Thái Lan và đoạt siêu cúp Quốc Gia) và CLB Bangkok Glass ( VĐQG Thái Lan và vô địch cúp các CLB Châu Á 2015).

Trần Thị Thanh Thúy (cao 1m93; tầm bật tấn công: 3m15, tầm bật chắn: 3m)
Thanh Thúy được coi là tay đập ngoài số 1 của bóng chuyền nữ Việt Nam hiện tại. Cô đã xây dựng tên tuổi của mình được gần 1 thập kỷ và ở tuổi tuổi 25 (sinh tháng 11/1997), Thanh Thúy hứa hẹn sẽ còn gặt hái nhiều thành công rực rỡ trong tương lai.

Thanh Thúy sở hữu chiều cao 1m93, rất lí tưởng đối với một VĐV chơi chủ công và không ngạc nhiên khi cô có đà bật tấn công lên tới 3m15, ngang ngửa Kim Huệ và Ngọc Hoa. Tuy nhiên, đà bật chắn bóng của Thanh Thúy mới đạt 3m, vẫn chưa tốt bằng hai đàn chị huyền thoại.

Trần Thị Thanh Thúy là chủ công số 1 của bóng chuyền nữ Việt Nam hiện tại

Trần Thị Thanh Thúy là chủ công số 1 của bóng chuyền nữ Việt Nam hiện tại

Cô là thành viên của tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam từ năm 2014 và từ 2019 cô là đội trưởng tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam. Thanh Thúy hiện tại là chủ công xuất sắc nhất của bóng chuyền nữ Việt Nam. Cô thường xuyên đóng vai trò “gánh team” với cả lô điểm ghi được.

Thanh Thúy cũng là một trong số ít VĐV thuộc thế hệ mới có thể thực hiện những cú đập uy lực sau vạch 3m, đánh bại những hàng chắn sừng sỏ. Cô bắt đầu chơi cho đội 1 của VTV Bình Điền Long An từ 2012. Năm 2015, cô được câu lạc bộ BangKok Glass mời sang đánh vòng 2 giải VĐQG Thái Lan và góp phần giúp đội này bảo vệ ngôi vô địch Thái Lan.

Hiện tại, cô đang đầu quân cho CLB PFU Bluecats của Nhật Bản nhưng chơi ở vị trí phụ công. Biệt danh chính thức của Thanh Thúy là khủng long đột ngột.

Nguyễn Thị Bích Tuyền (Cao 1m88; tầm bật tấn công: 3m10, tầm bật chắn: 3m05)

Bích Tuyền là VĐV cao thứ 3 của bóng chuyền nữ Việt Nam hiện tại, chỉ sau Lý Thị Luyến (1m95) và Thanh Thúy (1m93). Cô chơi ở vị trí đối chuyền và được coi là tay đập biên phải khủng khiếp nhất của bóng chuyền nữ Việt Nam hiện tại. Bích Tuyền đang giữ kỷ lục là VĐV ghi nhiều điểm nhất trong một trận đấu bóng chuyền. Cô từng ghi tới 61 điểm cho CLB Ninh Bình Doveco trong trận đấu với Than Quảng Ninh hồi tháng 4/2022.

Bích Tuyền là đối chuyền có tầm bật cực tốt của bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay

Không tính Thanh Thúy đang thi đấu ở Nhật Bản (nhận lương 100 triệu VĐV/tháng) thì Bích Tuyền đang là VĐV hưởng lương cao nhất làng bóng chuyền nữ Việt Nam.

Đối chuyền quê Vĩnh Long nhận lương đến 50 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền thưởng. Đây cũng là mức lương mà đội bóng chuyền nữ Truyền hình Vĩnh Long đã trả cho Bích Tuyền trước khi chuyển nhượng đội bóng lại cho Ninh Bình Doveco.

Tuy có sức bật “khủng” và sở hữu những cú đập trái phá nhưng khả năng đỡ bước 1, tốc độ di chuyển, bám chắn cũng như phòng ngự hàng sau của Bích Tuyền lại chưa thực sự tốt. Tay đập biên phải cũng đang trong giai doạn nghỉ đấu dài ngày vì bị thoát vị đĩa đệm và chưa rõ bao giờ mới có thể trở lại thi đấu.

Hà Ngọc Diễm (Cao 1m77; Tầm bật tấn công: 3m13, tầm bật chắn: 3m03)

Hà Ngọc Diễm sinh năm 1995 là cựu tuyển thủ bóng chuyền nữ Việt Nam và CLB Vĩnh Long. Cô giải nghệ hồi đầu năm 2019 do liên tục dính chấn thương, khép lại sự nghiệp 13 năm cống hiến cho bóng chuyền nữ Vĩnh Long và 6 năm khoác áo ĐTQG, từng giành HCB SEA Games 2013 và 2015.

Điều đặc biệt ở Hà Ngọc Diễm là dù chỉ sở hữu chiều cao 1m77 khá khiêm tốn để chơi ở vị trí của một tay đập ngoài nhưng cô lại có sức bật tuyệt vời ít thấy.

Ngọc Diễm chỉ cao 1m77 nhưng có tầm bật tấn công lên tới 3m13

Đà bật tấn công của Ngọc Diễm được ghi nhận lên tới 3m13 còn đà bật nhảy chắn bóng của cô lên tới 3m03. Thân hình cân đối của một người mẫu, làn da trắng mịn cùng sức bật tuyệt hảo biến Hà Ngọc Diễm thành một trong những tâm điểm chú ý của làng bóng chuyền nữ Việt Nam một thời.

“Bồng hồng miền Tây” từng được HLV trưởng tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam hiện tại Nguyễn Tuấn Kiệt đánh giá rất cao coi cô là một trong những chủ công hay nhất của bóng chuyền nữ Việt Nam trong thời gian cô còn thi đấu.

Phạm Thị Yến (Cao 1m78; Tầm bật tấn công: 3m05, tầm bật chắn: 3m)

Đối với trung tá quân đội quê Hà Nam, Phạm Thị Yến, thì người ta không dễ để ca ngợi. Đơn giản vì cô quá xuất sắc và hoàn hảo.

Sinh ra trong một gia đình không liên quan gì đến thể thao tại Hà Nam, Phạm Thị Yến đến với bóng chuyền một cách ngẫu nhiên nhờ thông tin từ… một bác hàng xóm để rồi “trốn” lên tỉnh đăng ký vào lớp năng khiếu bóng chuyền.

Thiếu nữ 14 tuổi khi đó gặp phải sự phản đối kịch liệt từ phía gia đình rồi tiếp tục gặp trắc trở trên hành trình theo đuổi đam mê khi đội bóng chuyền nữ Hà Nam bị giải tán vào năm 2001

Nghiệp bóng chuyền của thiếu nữ 14 tuổi tưởng như bị “chặn đứng” ngay từ đầu khi cả nhà, đặc biệt bà nội kiên quyết phản đối. Càng đáng buồn hơn bởi chính HLV ban đầu nhận Yến vì thích chiều cao, sau đó lại khuyên thật “em không nên theo vì không có năng khiếu đâu”.

Sinh ra trong một gia đình không liên quan gì đến thể thao tại Hà Nam, Phạm Thị Yến đến với bóng chuyền một cách ngẫu nhiên nhờ thông tin từ một bác hàng xóm để rồi “trốn” lên tỉnh đăng ký vào lớp năng khiếu bóng chuyền.

Sinh ra trong một gia đình không liên quan gì đến thể thao tại Hà Nam, Phạm Thị Yến đến với bóng chuyền một cách ngẫu nhiên nhờ thông tin từ một bác hàng xóm để rồi “trốn” lên tỉnh đăng ký vào lớp năng khiếu bóng chuyền.

Sau đó, Phạm Thị Yến đã đầu quân cho CLB Bóng chuyền Bộ Tư lệnh Thông tin, Cũng phải rất khó khăn, đội bóng quân đội mới đưa được Yến về đội, song kết quả có được mỹ mãn ngoài dự kiến.

Phạm Thị Yến cao 1m78 nhưng có tầm bật tấn công lên tới 3m05

Nhưng không ai ngờ đó lại là bước ngoặt đưa Phạm Thị Yến đến với CLB bóng chuyền nữ giàu truyền thống nhất Việt Nam Bộ Tư Lệnh Thông Tin và gắn bó với đội bóng này cho tới tận bây giờ.

Chỉ sau đúng 1 năm ăn tập tại Bộ Tư Lệnh Thông Tin, Yên đã bộc lộ những tố chất của một ngôi sao bóng chuyền đỉnh cao. Không chỉ có thể lực sung mãn, khả năng di chuyển linh hoạt, cô còn cho thấy sức bật tuyệt vời dù không có chiều cao thực sự tốt để chơi chủ công.

Thống kê được ghi nhận cho thấy tầm bật đà tấn công của Phạm Thị Yên lên tới 3m05 còn tầm bật chắn của cô là 3m. Sức bật tốt là một trong những chìa khóa giúp Yến có thể tung ra những cú dứt điểm như “búa bổ” trong mọi tình huống đồng thời cô cũng là tay chắn siêu hạng của Bộ Tư Lệnh Thông Tin và tuyển Việt Nam suốt một thời gian dài.

Từ năm 2003, Yến khuynh đảo các sân chơi quốc nội và cùng với Bùi Thị Huệ tạo thành cặp chủ công “sát thủ” ở đội tuyển quốc gia. Cô từng là VĐV ghi nhiều điểm nhất Việt Nam ở cả cấp CLB lẫn ĐTQG trong hàng thập kỷ, với hiệu suất trung bình trên 20 điểm/trận.

Với những đóng góp to lớn cho thể thao quân đội, Phạm Thị Yến đã được thăng quân hàm vượt cấp. Cô hiện là trung tá. Từ 2014, Phạm Thị Yến vừa thi đấu, vừa tham gia ban huấn luyện của CLB Bộ Tư Lệnh Thông Tin.

Từ đầu năm 2016, cô chính thức nghỉ thi đấu và chuyển hẳn sang công tác huấn luyện. Trung tá quân đội 38 tuổi hiện là HLV phó của Bộ Tư Lệnh Thông Tin.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *